Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Quy định một số quyền dân chủ trực tiếp

TP - “Để quyền lực nhà nước không rơi vào tình trạng tuột khỏi tay nhân dân, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) quy định một số quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân như quyền bầu cử, quyền bãi miễn đại biểu của mình,

> Không được bỏ sót ý kiến nào

> Dân ý, dân quyền









Thứ trưởng Hoàng Thế Liên
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên.

quyền biểu tình, quyền trưng cầu ý dân đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia” - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nói trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh DTSĐHP năm 1992.


Theo ông, người dân cần tập trung đóng góp ý kiến vào những nội dung nào của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp?


Là đạo luật gốc của một quốc gia nên nội dung nào của Hiến pháp cũng quan trọng. Nghị quyết 38 đã xác định việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về DTSĐHP bao gồm các nội dung: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong DTSĐHP lần này có một số nội dung mới, rất cần tập trung thảo luận góp ý kiến.


Đó là các quy định về cơ chế bảo đảm quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân; về sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm phòng chống sự tha hóa quyền lực, vi phạm quyền làm chủ, quyền dân chủ của công dân và về chính quyền địa phương.


Một vấn đề khiến các tầng lớp nhân dân rất quan tâm là liệu ý kiến của họ có được tôn trọng, lắng nghe và được giải trình hay không?


Tổ chức lấy ý kiến nhân dân là cách thức để người dân bằng trí tuệ, tâm huyết của mình trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng bản Hiến pháp có chất lượng. Do đó, việc đảm bảo ý kiến của nhân dân được tôn trọng, lắng nghe và được giải trình là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.


Nghị quyết 38 về lấy ý kiến nhân dân cũng đã đặt ra yêu cầu: “Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện DTSĐHP năm 1992”.


Quan điểm của ông ra sao khi có ý kiến cho rằng cần có hình thức thông báo phản hồi công khai về các ý kiến của người dân?


Theo tôi, bản tổng hợp ý kiến của nhân dân, ý kiến tiếp thu, giải trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền rất cần được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Quốc hội, của Chính phủ, của các Bộ, ngành và của các tổ chức chính trị - xã hội để nhân dân biết. Qua đó, nhân dân biết rõ ý kiến của mình được lắng nghe, tôn trọng đến đâu.


Thưa ông, để nhân dân thực sự làm chủ quyền lực nhà nước, Hiến pháp lần này được sửa đổi như thế nào?


“Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” là nguyên tắc được ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 của nước ta. Lần này, nguyên tắc đó lại được long trọng ghi nhận tại Điều 2 của DTSĐHP.


Điểm mới đặc sắc của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là quy định đầy đủ hơn các hình thức, công cụ để nhân dân làm chủ thực sự quyền lực nhà nước...


Đây là xu hướng mới của nền dân chủ hiện đại, không chỉ có giá trị tạo phương tiện mới để nhân dân thực hiện đầy đủ hơn quyền làm chủ của mình, mà còn có tác động mạnh mẽ thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm của bộ máy nhà nước trước nhân dân.


Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được đặt ra trong lần sửa đổi này ra sao, thưa ông?


Tôi cho rằng có quyền lực là có nguy cơ tha hóa quyền lực. Trong thiết kế bộ máy nhà nước, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được coi như một trong những nội dung không thể thiếu.


Vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XI đã bổ sung yếu tố “kiểm soát” quyền lực trong nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước.


DTSĐHP cũng đã cố gắng thiết kế cơ chế kiểm soát quyền lực theo hướng: kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; kiểm soát từ phía nhân dân thông qua việc quy định các quyền dân chủ trực tiếp; kiểm soát thông qua các thiết chế kiểm soát chuyên nghiệp như Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bảo hiến.


Trong đó, Hội đồng Hiến pháp là sự bổ sung hợp lý của cơ chế phát hiện, xử lý vi phạm Hiến pháp trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, góp phần tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.


Cảm ơn ông.


Hoàng Long

Thực hiện


Các tin khác





Nguồn : Tiền Phong





via Tin Mới http://www.tinmoi.vn/quy-dinh-mot-so-quyen-dan-chu-truc-tiep-011153253.html, tin Theo Blog Kênh 12

Đời sống xã hội

Đời sống xã hội