Và thỏa thích tiêu khiển. ảnh: PV.
Quán nhậu bình dân có tên Nghệ Nhân nằm gần hương lộ 11, đoạn qua xã Qui Đức, huyện Bình Chánh, TPHCM xem ra đúng nghĩa với lời quảng cáo “vui thú điền viên” của một ông bạn trên thành phố “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”…
Rượu cùng thôn nữ
Để khách ngồi trong căn chòi lá gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, cô gái ăn mặc hở hang đi lấy khăn lạnh. Một cô gái khác mặc chiếc áo bà ba trễ cổ, khoảng 30 tuổi tự giới thiệu là người địa phương. “Mấy anh uống bia hay rượu. Dùng mồi gì em làm”- cô gái giới thiệu tên Hà mời. “Buổi trưa hơi nóng, hay các anh uống bia cho phê”- cô gái nói.
Trong căn chòi lá, bộ bàn ghế bằng đá đã cũ dành cho khoảng 6 người ngồi. Dù ngoài trời nắng to nhưng khi vào chòi lại rất mát mẻ bởi gió đồng thổi vào.
Bên ngoài, hai ông khách ăn mặc luộm thuộm theo hai cô gái vào chòi bên cạnh. Thấy khách quen, Hà ngồi ở chòi của tôi cười: “Các chú đó chạy xe ôm ở ngoài quốc lộ 50, gần cầu ông Thìn, xã Qui Đức đó anh. Thi thoảng họ vào đây đổi gió”.
Quán nhậu bình dân này luôn có thôn nữ phục vụ “tới bến”. Ảnh: PV.
Không phải khách nào tụi em cũng phục vụ “tới bến” được đâu. Anh vào đây nhậu, em thấy dễ thương thì cùng nhau ra… bờ ruộng sau chòi thôi. Đây là khách sạn ngàn sao. |
Như đã quen với phong cách của hai vị khách này, hai chị ra tiếp. Một chị khoảng 45 tuổi, trên tay cầm bốn cái ly uống rượu cùng gói đậu phộng rang, một chị khoảng 40 tuổi cầm thêm chai rượu thuốc. Họ ngồi vào bàn và nhập cuộc rôm rả.
“Mấy chú đó thì thích rượu thôi. Giá vừa rẻ lại vừa mau quắc cần câu”- Hà kể. Sau hơn hai tiếng quất sạch hai chai rượu, cả bốn ngà ngà say, dắt díu nhau ra khỏi chòi. Một ông chở một bà rồ ga chạy ra phía hương lộ 11. “Rồi, đi tìm khách sạn rồi”- Hà cười.
Khi tiền bo là…mỳ tôm và lúa
Quán Nghệ Nhân bao bọc ba phía là cánh đồng. Khách đến quán đa phần là nông dân hoặc dân chạy xe ôm, xích lô, thi thoảng buổi trưa ghé vào làm vài ly lai rai. Công nhân cũng nhiều nhưng đa phần đều tuổi trung niên.
Nhiều ông chồng đi nhậu ôm riết bị vợ nghi, chuyển sang mua nợ quán tạp hóa ít mì tôm, bánh trái mang đi… “thăm người ốm”. Cứ đến mùa lúa, mấy ông chồng có ruộng bên cạnh quán lại hí hửng, vừa cày cấy vừa được dịp “rửa mắt”. |
Chị Hồng năm nay gần 40 tuổi, mặc bộ đồ thun đỏ bó sát cơ thể đẫy đà, nước da ngăm đen. Quê Bạc Liêu, cô bám trụ ở quán này đã hơn 5 năm. “Em có đứa con 10 tuổi, đang gửi ở quê ông bà ngoại nuôi. Thằng chồng bỏ em lâu rồi. Một tháng tằn tiện gửi 5 triệu về quê”, Hồng nói.
Chị Hồng bảo, quán Nghệ Nhân tồn tại đã hơn 10 năm nay, chủ yếu phục vụ cánh xe ôm, công nhân. Lắm khi trai làng cũng ghé vào “tìm hiểu”. Tiền bo chỉ vài chục ngàn.
“Có lần, hai ông già khoảng trên 50 tuổi vào nhậu rượu đế với mấy con cá khô, hết chưa đến năm chục. Nhậu xong “xù” luôn tiền bo, kêu là lần đầu đến nhậu nên không biết. Em phải làm dữ, một ông bèn chạy về nhà, lát sau quay trở lại mang theo hai thùng mì tôm, xin chuộc ông bạn già”, chị Hồng kể.
Theo chị Hồng, với các cô “đào” ở đây, bất cứ thứ gì quy ra tiền và có thể xài được (gạo, trứng gà hay mấy lốc sữa, hộp bánh) đều có thể thay thế tiền bo.
via Xã hội - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/ruou-de-om-miet-vuon-1619351.htm, Theo Xã hội Blog Kênh 12