Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Kỳ công phá băng cướp đi xe đạp ôm súng 'chặn' xe hơi



via Pháp luật - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/ky-cong-pha-bang-cuop-di-xe-dap-om-sung-chan-xe-hoi-1667367.htm Theo Blog.Kenh12.Com






Cầu Cánh Tiên, nơi nhóm cướp có súng thường xuyên gây án

Cầu Cánh Tiên, nơi nhóm cướp có súng thường xuyên gây án

Trộm được súng như "hổ mọc thêm cánh"


Khoảng đầu tháng 5/1992, khu vực cầu Cánh Tiên (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) liên tiếp đón những “vị khách” khoảng 3 - 5 đối tượng chuyên bịt kín đầu bằng mũ len rình rập.


Nửa đêm đến rạng sáng, chúng lần mò đến những chiếc xe tải dừng nghỉ đêm để lấy cắp túi xách, áo quần, tiền hàng…. rồi chia nhau tại chỗ trước khi bỏ trốn. Tuy nhiên, những vụ “êm ả” như vậy rất ít. Đa số các vụ, những “vị khách” trên đều dùng đến vũ lực: Rút dao khống chế, kề súng uy hiếp nạn nhân, thậm chí nhả đạn nếu có người chống cự. Điều đáng nói, “vũ khí nóng” để chúng phục vụ “công việc” lại có được từ chính những lần đi trộm cướp.


Trước đó, chiều tối một ngày đầu tháng 9/1992, hai tên trong nhóm đạp xe từ Đà Nẵng vào đến ngã ba Kỳ Lý (thuộc địa phận Tam Kỳ), gặp một xe ô tô dừng nghỉ. Khi lục được tiền, chúng lấy được một khẩu súng.


Một đêm cuối tháng 5/1993, 3 tên trong băng cướp đang đi từ Đà Nẵng để vào “điểm hẹn”, bất chợt nhìn thấy bên đường đoạn cầu Đỏ (thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có ô tô tải đang dừng nghỉ. Chúng nhảy lên cướp túi xách. Trong túi không có tiền, nhưng lại có một khẩu. Về sau, tiếp tục trong những lần cướp của "cánh" lái xe đường dài, chúng lấy thêm được 3 khẩu súng.


Chia nhau cầm 5 súng, từ giữa năm 1993, băng nhóm bịt mặt trở thành “hung thần” của "cánh" lái xe trong những chuyến hành trình Nam - Bắc. Nhiều nạn nhân sau này thuật lại quá trình bị cướp không khác gì trong phim hành động. Thường thì “kịch bản” các vụ cướp như sau: Đang dừng nghỉ, những người trên xe phát hiện thấy nhóm bịt kín mặt lao tới, nhanh tay rút súng, giật cửa lao lên phía bên lái xe.


Những tên khác cũng đội mũ len nhảy lên cửa phụ với dao súng. Phía dưới, lại có thêm những họng súng đen ngòm khác chỉ thẳng vào những ai muốn trốn chạy. Khi ngăn cản, thế nào trong số "cánh" lái xe cũng bị đâm... Cướp xong tiền, tài sản..., chúng ung dung leo xuống, lên xe, đạp về hướng ngược với hướng đi của ô tô.


Rất nhiều vụ cướp tài sản giá trị 15 - 50 triệu đồng, là số tiền cực lớn thời bấy giờ, tương đương tiền tỉ ngày nay. Trong số 64 vụ cướp mà cơ quan điều tra sau này xác định được, có một số vụ bị hại kháng cự và quần chúng tham gia bắt cướp, nhưng do nhóm cướp có nhiều vũ khí nên dù đông người, những bị hại cũng đành "thúc thủ" bất lực.


Đơn cử như vụ cướp xe ô tô tại khu vực xã Hòa Phước (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng). Nửa đêm, khi lái xe dừng nghỉ, hai tên cướp vác súng leo vào cabin… đánh thức lái xe để khống chế, cướp tài sản. Tài xế kháng cự, chúng lạnh lùng bóp cò. May mắn, súng bị kẹt đạn. Những người trên xe vùng dậy hô hoán cùng người dân truy đuổi. Một đối tượng rút lựu đạn ra dọa ném trả, ai nấy khiếp sợ dừng lại. Bọn cướp lại ung dung đạp xe đi mất.


Khổ công “chốt” danh sách nhóm đối tượng


Đặc biệt từ giữa năm 1993 đến đầu năm 1994, các vụ cướp xảy ra liên tục, hết sức táo tợn. Nhiều vụ bọn chúng đã bắn nạn nhân gây thương tích. Nghiêm trọng hơn, có vụ sau khi cướp tài sản, chúng còn hãm hiếp các nạn nhân nữ, như vụ án xảy ra ngày 16/11/1993.


Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã giao nhiệm vụ cho Đội trọng án điều tra, phá án. Hành tung của bọn cướp rất bí hiểm, không một chi tiết nhận dạng do chúng luôn trùm mũ len kín mặt, giọng nói tứ xứ. Hơn nữa, nếu ai chống cự, nhóm đối tượng sẵn sàng “thịt tại chỗ” khiến các nạn nhân run cầm cập, “hồn vía bay hết lên mây”, khi báo tin với cảnh sát đều không nhớ được đặc điểm nhận dạng nào. Quả là thách thức rất lớn cho trinh sát.



Thiếu tướng Phan Như Thạch, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam đã trực tiếp chỉ huy các trinh sát triệt phá nhóm cướp đường 1.

Thiếu tướng Phan Như Thạch, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam đã trực tiếp chỉ huy các trinh sát triệt phá nhóm cướp đường 1.

Thiếu tá Phan Như Thạch, khi ấy là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) trực tiếp chỉ đạo hàng chục trinh sát tinh nhuệ vào cuộc.


Nhiều ngày nghiền ngẫm hồ sơ các vụ án, nhiều chuyến đi xa phối hợp với công an các tỉnh bạn, thiếu tá Thạch thấy nổi lên một nghi vấn: Khoảng thời điểm 1992 - 1994, hầu hết các địa phương từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Thuận, tỉnh nào cũng xảy ra cướp, nhưng Bình Định lại bị nhóm cướp “bỏ quên”.


Ban chuyên án quyết định cử lực lượng vào tỉnh này nắm bắt tình hình các nhóm trộm cướp để tìm manh mối.


Tại đây, trinh sát thu thập được thông tin, những năm 1988 - 1990, trên dọc tuyến QL1A đoạn Bình Định - Quảng Ngãi cũng xảy ra tình trạng cướp bóc tương tự. Trong số các nhóm cướp, có nhóm đối tượng gồm gần chục tên do Đỗ Thái Bình cầm đầu, nhưng lúc công an tỉnh này mới truy bắt được 7 tên, số còn lại đã lẩn trốn.


Quá trình sàng lọc đối tượng quả là kỳ công. Hàng ngàn nghi phạm trên địa bàn tỉnh đều được “nhắm” đến; cảnh sát đi kiểm tra tạm trú toàn bộ các khách sạn, nhà trọ, khu tập thể, các hộ có đối tượng hình sự... dọc tuyến QL1A.


Trong hàng ngàn đối tượng, Ban chuyên án “rà” được 144 người. Tuy nhiên, loại dần trong hơn một tháng trời, nghi phạm lại… càng mất hút. Đáng lo ngại hơn, trong lúc cảnh sát đang rà soát, số vụ cướp táo bạo lại… ngày một tăng, các phương án đấu tranh buộc phải thay đổi liên tục.


Do có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý vũ khí lúc đó, Ban chuyên án còn phải lặn lội tới nhiều ơ quan chức năng khác nhau, đề nghị kiểm tra hàng trăm khẩu súng K54, Colt 45... đã được trang bị cho các đơn vị, cá nhân đóng dọc tuyến quốc lộ.


Ở một hướng điều tra khác, các trinh sát nhận nhiệm vụ phải làm việc ngày đêm, luôn có mặt tại các điểm nghi vấn, đóng giả người đi buôn, đi xe ôm… vạ vật ngủ qua đêm dọc đường, trên các chuyến xe “chờ” cướp.


Hơn hai tháng trời ròng rã phục kích, lao tâm khổ tứ, rạng sáng một ngày đầu tháng 5/1994, tổ trinh sát bất ngờ choàng dậy khi nghe tiếng ném đá vào thùng xe tải đoạn gần cầu Cánh Tiên. Nhóm cảnh sát lao ra cùng phát súng chỉ thiên xé màn đêm và những tiếng hô: “Các anh đã bị bao vây”.


Nhóm cướp biết đã bị phục kích nhưng vẫn ngoan cố bỏ chạy, buộc công an phải nhả đạn. Dưới chân ruộng lúa, một đối tượng bị trúng thương rên rỉ “cứu tôi với”, những đối tượng còn lại vẫn sải chân lao vào màn đêm…


(Còn tiếp)


Vũ Nam


Theo Pháp Luật Việt Nam




Đời sống xã hội

Đời sống xã hội