“Tinopal tìm thấy trong bún tươi là loại tinopal CBS-X được dùng trong sản xuất bột giấy và xà phòng. Dùng chất này sẽ gây hư thận, suy gan và dùng lâu dài chắc chắn sẽ gây ung thư”, GS Sơn cảnh báo.
Ông nói: “Acid oxalic còn nguy hiểm hơn khi gây sỏi thận, kích thích làm phát cơn hen suyễn và gây ung thư. Trên thế giới chưa có báo cáo nào cho thấy người ta dùng chất huỳnh quang trong bún hay gạo mà chỉ có ở Việt Nam”. Theo ông nhiều mẫu bún được phân tích cũng phát hiện có chất bảo quản sodium benzoate vượt 100mg/kg. Những chất này giúp bún tươi lâu, chống ôi thiu.
Phóng viên gọi điện đến công ty hóa chất K.N ở TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) hỏi mua chất làm trắng huỳnh quang, nhân viên cho biết nơi đây có chất tinopal CBS-X làm trắng. “Chất này tụi em bán cho các đơn vị dùng để tẩy trắng quần áo, thổi xà phòng. Hàng xuất xứ Thụy Sĩ và Trung Quốc, thùng 25kg, với giá 150.000 đồng/kg”.
Sau vụ bê bối bún nhiễm tinopal, bún sản xuất thủ công hoặc công nghiệp đều ế hàng. ẢNH: L.N.
Các tiệm bán hóa chất ở đường Tô Hiến Thành, quận 1, TPHCM đều có bán tinopal. Một nhân viên ở cửa hàng bán hóa chất đường này cho biết, có một số người mua hóa chất làm trắng huỳnh quang nhỏ lẻ. “Tôi không biết họ mua số lượng 1-2kg để làm gì, nhưng sau này thấy báo chí nêu bún, bánh canh có tinopal, tôi đoán là họ dùng để làm trắng bún”, nhân viên này nói.
Ở chợ hóa chất Kim Biên, quận 5, TPHCM, cửa hàng nào cũng có bán tinopal. “Ở đây có bán dạng bột và dạng lỏng”, nhân viên cửa hàng C.P nói. Ngoài bán lẻ cho người dân, hầu hết cửa hàng nơi đây thường bỏ mối cho các cơ sở sản xuất giấy, làm xà phòng, tẩy bề mặt đồ gỗ.
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn Thực phẩm TPHCM, theo quy định, các cơ sở làm bún không phải công bố tiêu chuẩn chất lượng, vì vậy họ không cần dán nhãn bao bì và công bố thành phần. Trong khi đó, phải bằng các xét nghiệm định danh mới xác định được có hay không việc dùng tinopal trong làm bún.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục An toàn Thực phẩm TP HCM, quy trình làm bún thủ công và kể cả công nghiệp rất đơn giản. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất bún thủ công dùng gạo giá rẻ, gạo còn tạp chất nên bún chua và biến màu, do vậy họ có thể dùng hóa chất.
Về trách nhiệm của Sở Y tế TPHCM, ông Huỳnh Lê Thái Hòa nói, theo Nghị định 38 của Chính phủ, Sở Y tế chỉ lấy mẫu giám sát và cảnh báo về bún, phở, bánh canh. Sau khi lấy mẫu, Sở Y tế tham mưu ban chỉ đạo liên ngành chỉ đạo các sở, ngành liên quan có giải pháp chấn chỉnh để kiểm soát.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho rằng, cơ quan này đã làm hết trách nhiệm. Theo bà, 6 tháng đầu năm 2013, Sở xử lý 17 cơ sở không đảm bảo vệ sinh, và đang lấy mẫu
kiểm nghiệm.
Theo Tiền Phong Online
via Xã hội - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/phat-hien-them-chat-cuc-doc-trong-bun-1753723.htm, Theo Xã hội Blog Kênh 12