Ảnh minh họa.
Phương pháp dạy và học không phù hợp
Là đơn vị thí điểm đầu tiên trong cả nước, Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ đào tạo khối ngành sư phạm của TP HCM được thành lập từ ý tưởng của Sở GDĐT TP HCM chủ trương muốn kết nối các trường có cùng ngành nghề đào tạo thành một hội đồng nhằm đào tạo ra đội ngũ giáo viên trẻ có chất lượng.
Thực tế cho thấy, đào tạo ĐH, CĐ hiện nay chưa tương xứng với sự phát triển của xã hội. PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM, Chủ tịch lâm thời của Hội đồng Hiệu trưởng đưa ra một thực tế: Đã có nhiều ý kiến cho thấy việc sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường mà đơn vị phải đào tạo lại từ công tác chủ nhiệm đến soạn giáo án… thì đó là lỗi của các trường ĐH. Các trường ĐH đã đào tạo ra đội ngũ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của các trường phổ thông.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có những hội nghị khách hàng, nơi các trường ĐH được nghe ý kiến, yêu cầu, nhu cầu của hiệu trưởng, lãnh đạo các trường phổ thông, từ đó có những điều chỉnh trong đào tạo sinh viên cho phù hợp.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nhấn mạnh: Công tác đào tạo của khối ngành sư phạm đang đứng trước yêu cầu rất lớn vì phương pháp dạy và học hiện nay không phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như yêu cầu của học sinh.
Đào tạo nhiều nhưng thành phố vẫn thiếu giáo viên?
PGS.TS Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng ĐH Sài Gòn trăn trở: Mỗi năm có khoảng 2.500 sinh viên sư phạm của ĐH Sài Gòn tốt nghiệp, nếu tính cả các trường ĐH khác có ngành sư phạm thì đội ngũ cử nhân sư phạm này không hề ít, vậy mà tại sao TPHCM vẫn luôn trong tình trạng “khát” giáo viên?
Theo Sở GDĐT TPHCM, sau khi đã tuyển dụng thêm nhiều nhân sự cho ngành, năm học 2012 - 2013 toàn TP vẫn thiếu trên 1.000 giáo viên tiểu học và THCS, 1.258 giáo viên mầm non. Ngược lại, giáo viên THPT lại thừa đến gần 1.500. Thêm vào đó, đang có sự chênh lệch rất lớn về cung – cầu giáo viên khu vực nội thành và ngoại thành. Ông Hà Hữu Phúc, Vụ phó, Phó giám đốc cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM đặt câu hỏi: Cần xem xét lại công tác đào tạo, tuyển dụng giáo viên hiện nay đang tắc ở chỗ nào khi sinh viên sư phạm vẫn được đào tạo nhiều mà thành phố vẫn thiếu giáo viên?
Ông Bùi Ngọc Âu – Phó phòng Tổ chức cán bộ Sở GDĐT TPHCM cho biết: Có rất ít sinh viên muốn theo học ngành mầm non hay tiểu học. Bên cạnh đó, các cô giáo mầm non hiện nay thời gian làm việc quá dài, thu nhập lại không cao, vì thế cho dù Sở GDĐT TP đã tổ chức cho học sinh tốt nghiệp lớp 12 đi tham quan các trường mầm non, các em thích thì rất thích nhưng thực tế rất ít em chọn thi vào giáo dục mầm non. Mặc dù thành phố và các trường cũng có những cơ chế riêng để thu hút sinh viên theo học ngành này nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.
Sẽ tuyển cả giáo viên thuộc diện KT3. Ông Bùi Ngọc Âu – Phó phòng Tổ chức cán bộ Sở GDĐT TP HCM cho biết, Sở GDĐT TP HCM sẽ có thông báo tuyển đợt 2 dành cho giáo viên bậc THCS, tiểu học và mầm non trong đầu tháng 8 để cung cấp bổ sung giáo viên cho các phòng GDĐT quận huyện có nhu cầu. Nếu thiếu, Sở GDĐT sẵn sàng nhận tuyển cả đối tượng thuộc diện KT3. |
Theo Lao Động
Bác sĩ Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận của Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa vừa bị Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đình chỉ để phục vụ cho công tác điều tra vụ 3 trẻ tử vong vì tiêm vaccine.
Một em bé hơn 3 tuổi dự kiến được Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cấp “Giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính” vào hôm nay 31/7.
Tình hình kinh tế suy thoái, cả khách hàng và chủ đầu tư đều gặp khó khăn đang là nguyên chính khiến gần chục dự án khu nhà ở và biệt thự nhà vườn tại Hà Nội bị chậm tiến độ nghiêm trọng.
via Xã hội - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/sinh-vien-su-pham-ra-truong-phai-dao-tao-lai-la-loi-cua-truong-dh-1754037.htm, Theo Xã hội Blog Kênh 12