Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Vụ 'Hòn đá hầu toà': vì đâu nên nỗi


'Hòn đá hầu tòa' ở Chư Sê, Gia Lai .

'Hòn đá hầu tòa' ở Chư Sê, Gia Lai .

Toà sơ thẩm đã bác đơn khởi kiện của nguyên đơn, điều mà trước khi phiên toà xảy ra, nhiều người đã nghĩ đến.


Vì đâu mà các cấp, các ngành tốn nhiều công sức với hòn đá vô tri đang đặt tênh hênh giữa quảng trường trung tâm TP Pleiku- Gia Lai, “khối công sản” xoàng tới nỗi bọn trộm cũng không thèm ngó ? Việc bắt đầu ngày 28/3/2012, khi ông Lê Đình Huấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê dẫn bầu đoàn nhân danh chính quyền huyện đến tịch thu cục đá đang làm cảnh trước nhà bà Sắc. Bà Sắc đòi lại thì ngày 18/4/2012, Phòng Tài nguyên &Môi trường Chư Sê lập biên bản về việc vi phạm hành chính vì hành vi “vận chuyển khoáng sản trái phép”. Ngày 30/5/2012, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ký QĐ số 17/QĐ-UBND “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với bà Trần Thị Sắc”: Phạt tiền 2 triệu đồng và tịch thu hòn đá nêu trên.


Quá bất bình, bà Sắc khiếu nại lên các cấp nhưng chẳng ai trả lại hòn đá cho bà. Hòn đá được nhốt trong lồng sắt rồi di lý về tỉnh để bây giờ đưa ra …tạo cảnh ở quảng trường.


Sở Tài nguyên và Môi trường Gia Lai trưng cầu giám định, cho cục đá của bà Sắc là đá bán quý, thuộc quyền của Nhà nước quản lý. Cục đá này, theo bà Sắc, gia đình đào ao múc đất phát hiện được, thấy đá to hình dáng hay hay nên mang về chùi rữa đẽo gọt làm cảnh cho vui. Giá trị thật nếu có chẳng qua là ở hình dáng là lạ của nó mà thôi !


Việc tịch thu hòn đá này sẽ chẳng có gì rùm beng nếu chính quyền huyện Chư Sê thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc tịch thu hiện vật thuộc thẩm quyền nhà nước quản lý. Bà Sắc bức xúc bởi khi đoàn liên ngành thu đá của bà ào ào như sôi mà không hề có lời giải thích thấu tình đạt lý, mang tính áp đặt ức hiếp dân, chẳng nói mục đích của các cơ quan chức năng thu hồi tảng đá làm cái gì, căn cứ vào điều khoản nào của pháp luật, cũng không được nghe quyết định thu hồi của UBND huyện hay các cấp có thẩm quyền khác mà chỉ nghe nói miệng sẽ đưa về trụ sở UBND huyện xử lý.


Thu được hòn đá ở nhà bà Sắc, hôm sau ông Huấn chỉ huy tịch thu 2 hòn đá ở nhà ông Lê Hùng Dũng, cùng thôn, cùng xã với bà Sắc, song lần này bất thành. Ông Dũng giữ được hòn đá của mình.


Trong khi ông Huấn đi cưỡng chế tịch thu đá ở nhà người khác thì nhà ông lại sưu tầm nhiều loại đá cảnh, đá quý có giá trị lớn song ông không tổ chức đoàn cưỡng chế thu hồi đá nhà mình, chỉ thu của dân.


Trên Tây Nguyên rất nhiều nơi dân sở hữu đủ loại đá quý, đá cảnh, cây cảnh quý, gốc rễ cảnh…hầu hết không chứng minh được xuất xứ của nó. Nếu như UBND huyện Chư Sê tổ chức cưỡng chế tịch thu được hết thì có lẽ “tài sản hiện vật quốc gia” sẽ có khối lượng khổng lồ. Đằng này chỉ cưỡng chế tịch thu ở những người thân cô thế cô, trong khi “quan huyện” cầm cân nảy mực lại để lấm lem tay mình, tất nhiên dân không phục.


Ngày 23/8 bà Sắc bảo có thua cũng thuê luật sư kiện phúc thẩm.


Theo Tiền Phong Online





via Pháp luật - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/vu-hon-da-hau-toa-vi-dau-nen-noi-1776715.htm Theo Blog.Kenh12.Com

Đời sống xã hội

Đời sống xã hội