Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Truyền hình trả tiền: Không thể một mình một chợ

VN chưa có thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh. Ảnh: ngọc châu.

VN chưa có thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh.

Ảnh: ngọc châu.

Chưa có cạnh tranh


Theo Hiệp hội Truyền hình Trả tiền VN, sau 10 năm phát triển, cả nước có 67 đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Theo Bộ Thông tin &Truyền thông (TT&TT), hiện có trên 4 triệu gia đình sử dụng truyền hình trả tiền, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị.









Thị trường truyền hình hiện nay manh mún và thiếu đồng bộ, phần lớn chỉ tập trung ở đô thị



Ba thương hiệu của Đài Truyền hình VN (VTV) gồm VCTV (truyền hình cáp), SCTV (liên doanh giữa VTV với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn), và K+ (VTV liên doanh với Canal Plus của Pháp), có tông cộng ba triệu trong tổng số 4,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Như vậy, riêng VTV đã chiếm 70% thị phần.


“Tôi biết tại môt số thành phố chỉ có mấy doanh nghiệp chiếm đến 70% thị phần, trong khi các doanh nghiệp đó lại của một chủ. Đấy không phải là cạnh tranh”, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực nói.


Ông còn cho rằng thị trường truyền hình hiện nay manh mún và thiếu đồng bộ, phần lớn chỉ tập trung ở đô thị trong khi các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa gần như không có.


Theo tính toán, trong 3 năm qua, giá dịch vụ truyền hình trả tiền ở VN liên tục tăng. Năm 2009 giá dịch vụ truyền hình cáp là 44.000 đồng/tivi/tháng sau tăng lên 65.000 đồng.


Ngày 1/5/2011 tăng lên 88.000 đồng, từ ngày 1/9/2012 là 110.000 đồng. Việc giá thuê bao tăng 2,5 lần trong vòng ba năm, theo ông Trực, là hệ quả của việc chúng ta chưa có thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh.


Phải giảm giá cước


Theo một điều tra về phương thức thu xem của Bộ TT&TT, VN hiện có 18 triệu gia đình dùng truyền hình. Với hơn bốn triệu thuê bao truyền hình trả tiền, chiếm hơn 20% số hộ xem truyền hình. Viện Chiến lược Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) cho biết, mục tiêu của VN đến năm 2015 sẽ có 30-40% số gia đình có thể xem truyền hình trả tiền, năm 2020 là 60-70%.


Tốc độ tăng trưởng dịch vụ truyền hình trả tiền ở VN được dự báo là 25-30% giai đoạn 2012-2015. Như thế cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông với thị trường này rất lớn.


Ông Trực cho hay, cần tạo ra thị trường có cạnh tranh để đem lại lợi ích cho người dùng. Theo đó, nên có thêm các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc, mỗi doanh nghiệp chiếm 20-30% thị phần thì sẽ không có doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế.


Ông cũng cho rằng, lợi thế của các doanh nghiệp viễn thông khi gia nhập thị trường truyền hình trả tiền là hệ thống cơ sở hạ tầng tốt. Truyền hình trả tiền có thể cung cấp qua vệ tinh, qua cáp quang, qua đường truyền sóng mặt đất.


Trong khi đó, hệ thống cáp quang của các doanh nghiệp viễn thông đã phổ cập được đến thôn xã nên cần tận dụng để có thể cung cấp nhiều dịch vụ cho người dân, góp phần tiết kiệm đầu tư, giảm giá dịch vụ cho người tiêu dùng. “Chúng ta có thể nhìn từ bài học viễn thông, giá dịch vụ truyền hình trả tiền có thể giảm nhanh nếu thị trường có cạnh tranh”, ông Trực nói.


Ngày 20/3/2013, Bộ TT&TT có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ trong đó nêu quan điểm cho rằng, nên khuyến khích doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền do xu hướng hội tụ công nghệ trên một cáp viễn thông, nhằm đáp ứng nhu cầu của 80% hộ dân chưa được xem truyền hình trả tiền.









Tháng trước, Hiệp hội Truyền hình Trả tiền Việt Nam có công văn cho rằng thị trường truyền hình đang có dấu hiệu bão hòa, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, việc tập đoàn viễn thông Viettel xin đầu tư để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu và khó lường.


Tuy nhiên, theo ông Mai Liêm Trực, trong các quy hoạch về phát thanh, truyền hình truyền dẫn đều nói rõ truyền hình trả tiền là một dịch vụ.



Theo Tiền Phong Online






via Xã hội - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/truyen-hinh-tra-tien-khong-the-mot-minh-mot-cho-1647221.htm, Theo Xã hội Blog Kênh 12

Đời sống xã hội

Đời sống xã hội