Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Bệnh sởi ở người lớn nguy hiểm không kém bệnh sởi ở trẻ em

Trong khi dư luận chỉ tập trung phòng sởi cho trẻ em thì việc phòng tránh sởi cho người lớn bị bỏ qua. Chính vì thế, số bệnh nhân là người lớn bị sởi tăng lên. Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có khoảng 300 ca bệnh nhân sởi người lớn nhập viện. Tại BV Bạch Mai cũng có khoảng 70 ca sởi người lớn. Bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Chị Lưu Thị Hoài trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết con trai chị bị sởi và điều trị tại nhà. Cháu may mắn đã qua được bệnh sởi, hô hấp tốt thì cũng là lúc chị thấy người mệt mỏi, hay hắt hơi, đau tai và sốt nhẹ. Chị Hoài chỉ mua thuốc hạ sốt và cảm cúm về uống. Đến ngày thứ 3, chị thấy người mình nổi ban đỏ giống triệu chứng của sởi. Ngay lập tức chị vào bệnh viện làm xét nghiêm huyết thanh và kết quả chị dương tính với sởi.


Chị Hoài kể "em chủ quan quá vì không nhớ rõ mình đã tiêm phòng sởi chưa. Hỏi bố mẹ em, họ bảo em đã bị sởi lúc 5 tuổi nhưng khi vào đây làm xét nghiệm các bác sĩ cho biết ngày trước có khả năng em chỉ bị phát ban thông thường, không phải bị sởi". May mắn là đến viện điều trị kịp thời nhưng nốt sởi mọc dày đan nhau khiến chị Hoài khó chịu.





Tại khoa Virus - Ký sinh trùng của Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới TƯ, có nhiều phụ nữ mang bầu bị sởi và nguy cơ phải bỏ thai rất lớn vì các bác sĩ cho biết có thể gây biến chứng cho thai nhi hoặc sinh non, sảy thai.

Bác sĩ Đỗ Minh Hoàng, Khoa Virus - ký sinh trùng, Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, những ca bệnh sởi ở người lớn xuất hiện từ trước Tết, có triệu chứng khiến nhiều người dễ lầm là dị ứng. Sau một thời gian thì số bệnh nhân tăng lên chóng mặt. Hiện tại, mỗi ngày khoa phải điều trị cho khoảng 40 ca sởi, số bệnh nhân vào - ra viện liên tục. "Bệnh nhân giảm triệu chứng, đỡ mệt mỏi sẽ được cho ra viện ngay hay chuyển về tuyến dưới để nhường chỗ cho các trường hợp mới vì quá tải".


Ông Kính cho biết sởi người lớn diễn biến bệnh bình thường, chỉ biến chứng khác trẻ em. Nếu ở trẻ, biến chứng nguy hiểm nhất là bội nhiễm đường hô hấp, suy hô hấp nặng, trẻ chết chủ yếu do suy hô hấp, thì ở người lớn, nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này dù nhiều ca biến chứng sởi nặng ở người lớn phải nhập viện nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào.


Theo ông Kính, mọi đối tượng chưa tiêm sởi, chưa mắc sởi đều có thể bị sởi (ngay cả với trẻ dưới 9 tháng tuổi). Vì vậy, trẻ em từ 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi tới 9 tháng tuổi đều có thể mắc bệnh sởi. Ngoài ra, người lớn chưa được tiêm chủng, không có miễn dịch nên khi có dịch sởi họ cũng dễ mắc.


Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ mắc sởi. Virus sởi rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng. Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban. Dịch sởi có thể bùng phát làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng.







via Sự kiện xã hội - RSS Feed http://bit.kenh12.com/1mojiMz Theo Blog.Kenh12.Com

Đời sống xã hội

Đời sống xã hội