Bà Nguyễn Thị Thùy.
Bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội trao đổi với PV Tiền Phong về câu chuyện khó tin này. Bà Thùy cho biết: “HĐND thành phố vừa giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình mục tiêu về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại Hà Nội từ năm 2009 đến nay.
Kết quả cho thấy, việc triển khai chương trình này quá chậm dẫn đến giải ngân kinh phí đầu tư mới đạt 57,4%.
Lý do là việc đào tạo nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã thay đổi hẳn bản chất, từ thụ động sang chủ động, đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động”.
Người nông dân tại những vùng bị thu hồi đất (Mê Linh, Hà Nội) đang rất cần được đào tạo nghề. Ảnh: Tuấn Minh.
Cụ thể, việc giải ngân bị chậm ra sao, thưa bà?
Theo kế hoạch trong 6 năm, từ cuối năm 2009 đến 2015 phải giải ngân đạt 709 tỷ đồng. Đây là chi phí tài trợ cho toàn bộ quá trình đào tạo như học phí, trả lương giáo viên. Tuy nhiên đến hết năm 2012 mặc dù được cấp 285 tỷ đồng nhưng mới thực giải ngân được 57% con số này (khoảng 162 tỷ đồng). Như vậy là hết năm 2012 còn tồn lại tới hơn 120 tỷ đồng chưa giải ngân được.
Kinh phí của năm 2013 cũng đã được cấp 165 tỷ đồng nhưng giải ngân cũng rất chậm. Giám sát cho thấy, tổ chức lớp học gặp khó khăn do số người đăng ký rất đa dạng, trình độ người học không đồng đều, số người tìm được việc làm ổn định sau đào tạo thấp. Nhiều lao động không có nhu cầu học nghề mà muốn đi làm ngay. Việc tuyên truyền về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề còn yếu.
Hà Nội có số lượng lao động bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất nông nghiệp rất lớn. Chương trình này hỗ trợ được gì cho họ?
HĐND thành phố kiến nghị đẩy nhanh đầu tư các cơ sở đào tạo nghề tại huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ; sửa đổi quy định về giáo viên, mở rộng đối tượng đào tạo, hỗ trợ tiền ăn cho học viên; nâng cao trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH, NN&PTNT, Công Thương... trong tổ chức thực hiện chương trình này, đảm bảo hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách... |
Bản thân người dân bị thu hồi đất sản xuất cũng là một đối tượng của chương trình này. Ngoài ra, người dân bị thu hồi đất còn được hỗ trợ từ kinh phí thu hồi đất. Tuy nhiên, thực tế người dân khi nhận được tiền bồi thường vẫn chưa biết lo xa cho tương lai bằng việc học nghề mà thường là khi tiền đến tay thì chi tiêu theo ý của riêng mình và chủ yếu là xây nhà, mua sắm.
Đây là vấn đề rất cần quan tâm vì nhiều xã ngoại thành diện tích canh tác đã bị thu hồi rất nhiều, người dân sẽ làm gì sau khi không còn ruộng đất sản xuất?
Một thực tế khác, tại nhiều xã ngoại thành một bộ phận người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp, nhất là tại các khu vực bị thu hồi đất. Một bộ phận thanh niên không đi đào tạo nghề nhưng cũng không muốn làm nông nghiệp, lười lao động. Nhiều vấn đề xã hội phức tạp đang nảy sinh...
Cảm ơn bà.
Theo Tiền Phong Online
Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa hoàn tất dự thảo và chuẩn bị trình UBND TP.HCM đề án “Thí điểm sử dụng xe điện vận tải hành khách trong khu vực trung tâm thành phố”.
Có không ít cơ sở để các nhà xe và người dân hy vọng rằng tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, con đường 10.
Dù chưa được phép đào tạo liên thông từ trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ) lên đại học (ĐH) ngoài cơ sở chính, nhưng Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) và Trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Á (TPHCM) vẫn bất chấp quy định, “bắt...
“Chính phủ luôn luôn cố gắng hết sức để số liệu báo cáo được sát thực tế. Một điều chắc chắn số liệu báo cáo như thế nào Chính phủ đều báo cáo một cách trung thực trước Quốc hội”.
via Xã hội - Chaobuoisang.net http://chaobuoisang.net/du-ca-tram-ty-dong-tien-dao-tao-nghe-1687690.htm, Theo Xã hội Blog Kênh 12